Chống giật bình bóng lạnh | Công tắc, rơ le, bộ chống giật
16-12-2021, 9:18 am
Bạn đã sử dụng bình nóng lạnh nhiều năm nhưng lại không biết cấu tạo của nó. Việc tìm hiểu chi tiết cấu tạo bình nóng lạnh khá quan trọng, người dùng sẽ dễ dàng xử lý từng bộ phận, từng chức năng sản phẩm mỗi khi bình nóng lạnh gặp phải các vấn đề trục trặc.
Bình nóng lạnh là một thiết bị phức tạp, kết hợp nhiều thành phần quan trọng để cung cấp nguồn nước. Tất cả các thành phần này hoạt động cùng nhau qua từng giai đoạn từ đó cho ra dòng nước nóng/ lạnh an toàn, hiệu quả cho người sử dụng.
Tuy nhiên, cấu tạo chi tiết của mỗi bình nóng lạnh có thể khác nhau tùy thuộc vào hãng sản xuất và mô hình cụ thể. Song, xét về nguyên lý hoạt động của mỗi một bình nóng lạnh lại giống nhau.
Vậy cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bình nóng lạnh có gì?
Hôm nay, Thế Giới Bếp Nhập Khẩu gửi đến bạn tất tần tật về thông tin hữu ích này!
--------------------
Bình nóng lạnh gồm 2 phần cấu tạo chính là cấu tạo bên ngoài và cấu tạo bên trong. Thông thường, cấu tạo bên ngoài của một bình nóng lạnh thường được thiết kế để đảm bảo tính thẩm mỹ và tiện ích của bình.
Trước tiên, chúng ta tìm hiểu về cấu tạo bên ngoài phổ biến của bình nóng lạnh để xem chúng có đặc điểm gì nhé!
-
Vỏ bọc của bình nóng lạnh thường được làm bằng chất liệu bền như nhựa ABS, thép không gỉ hoặc kim loại mạ. Vỏ bọc này giữ vai trò bảo vệ các thành phần bên trong khỏi hư hỏng và tạo ra một diện mạo bên ngoài hài hòa và chuyên nghiệp.
-
Một số bình nóng lạnh có màn hình hiển thị LED hoặc LCD trên bề mặt bên ngoài bình. Màn hình hiển thị này cung cấp thông tin về nhiệt độ, chức năng hoạt động và các thông số khác, giúp người dùng dễ dàng điều chỉnh và theo dõi hoạt động của bình.
-
Bình nóng lạnh thường có các nút điều khiển và công tắc để người dùng có thể điều chỉnh chế độ hoạt động, nhiệt độ và các chức năng khác. Các nút và công tắc này được đặt ở vị trí thuận tiện và dễ sử dụng.
-
Hướng dẫn liên quan: Công tắc bình nóng lạnh là gì?
-
Bình nóng lạnh có các vòi nước để cung cấp nước nóng và lạnh. Các vòi này thường được đặt ở phía trên hoặc phía dưới bình, và có thể có các van điều chỉnh để điều chỉnh lưu lượng nước và nhiệt độ.
-
Một số bình nóng lạnh được trang bị đèn báo để chỉ thị trạng thái hoạt động, chẳng hạn như khi bình đang sưởi nước hoặc làm lạnh.
-
Cấu tạo bên ngoài của bình nóng lạnh có thể thay đổi tùy thuộc vào nhà sản xuất và mô hình cụ thể. Mục đích chính của cấu tạo bên ngoài là cung cấp sự tiện ích, thẩm mỹ và dễ sử dụng cho người dùng.
------------------------------
-
Lõi bảo vệ tráng men chống ăn mòn: Đây là loại lõi phổ biến nhất hiện nay, được làm từ tấm thép chuyên dùng để tráng men rồi cho vào lò nung ở nhiệt độ 8000 độ C, tạo ra liên kết bền vững giữa men thủy tinh và thép.
Lớp lõi này sẽ bảo vệ các thiết bị của bình nóng lạnh không bị ăn mòn bởi các điều kiện bên ngoài như nhiệt độ, môi trường,.. trong quá trình sử dụng.
Lõi không tráng men: Hiện nay rất ít nhà sản xuất sử dụng lớp lõi này này bởi chúng không có tính bảo vệ, gây hư hại cho bình trong thời gian ngắn.
-
Giữa khoảng trống của vỏ nhựa và bình nóng lạnh có một lớp xốp cách nhiệt được làm từ Polyurethane có độ dày lớn để giữ nhiệt và tránh làm thất thoát nhiệt trong quá trình đun nóng nước, giúp tiết kiệm điện năng bình nóng lạnh trong 1 tháng.
-
Với các bình có dung tích nhỏ thì vỏ bình thường được làm từ nhựa cao cấp. Còn với các bình có dung tích lớn thì sẽ được sơn thêm một lớp sơn tĩnh điện ở bên ngoài vào vỏ bình.
Vậy nên chúng chống thấm tốt và có độ thẩm mỹ cao.
-
Đây là phần quan trọng nhất của bình nóng lạnh. Chất liệu để làm thanh gia nhiệt thường là hợp kim hoặc đồng để đảm bảo cách nhiệt tốt và truyền nhiệt tốt, kéo dài thời gian sử dụng của sản phẩm.
-
Dù nhà sản xuất có cố gắng đến mấy cũng không tránh khỏi việc không thể tráng men toàn bộ tất cả bình nóng lạnh, nhất là khu vực giữa mối hàn đường ống nước và đường nước ra vào.
Vậy nên để tránh các điểm tiếp xúc bị ăn mòn, gây ra tai nạn đáng tiếc, thanh magie là giải pháp an toàn bảo vệ lõi bình khỏi sự ăn mòn và kéo dài tuổi thọ cho lõi bình nước nóng.
Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng bạn phải thay thế thanh magie mới. Tại môi trường bình thường, nguồn nước đạt đủ tiêu chuẩn vệ sinh thì thì bạn có thể thay định kỳ kỳ 2 năm 1 lần để đảm bảo an toàn sử dụng.
-
Bộ phận này sẽ có hai chức năng chính:
Chức năng điều khiển, ổn định nhiệt độ: Rơ le nhiệt sẽ tự động ngắt, không cấp nhiệt cho thanh nhiệt nữa khi nhận thấy nhiệt độ trong bình đạt 750 độ C.
Nếu nhiệt độ trong bình có dấu hiệu giảm xuống thì rơ le nhiệt sẽ tự động cấp lại nguồn nhiệt.
-
-
Chức năng bảo đảm an toàn: Nếu bình nóng lạnh đã đạt đến 750 độ C mà mà rơ le nhiệt không ngắt thì bộ ổn định nhiệt sẽ cắt điện toàn bộ hệ thống nóng lạnh để đảm bảo an toàn cho cho người sử dụng.
Khi phải sử dụng đến chức năng thứ hai nghĩa là là bình nóng lạnh đang có vấn đề. Trước khi cài đặt lại rơ le nhiệt, bạn phải kiểm tra thật kỹ để tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra.
-
Để thuận tiện hơn trong việc sử dụng, nhà sản xuất thường thiết kế dây điện cấp nguồn gắn liền với bộ chống giật ELCB.
Nếu trong quá trình sử dụng xuất hiện dòng điện lớn hơn 15mA thì bộ chống giật sẽ tự động ngắt nguồn toàn bộ thiết bị để đảm bảo an toàn cho cả thiết bị và người sử dụng.
-
Hướng dẫn liên quan: Các cách chống giật cho bình nóng lạnh
-
Đèn LED thường được gắn trong rơ le nhiệt với chức năng duy nhất là thể hiện cho người sử dụng biết bình nóng lạnh đang hoạt động hay không.
-
Để giúp đấu nối đầu dây dễ dàng và chắc chắn, đường nước thường được thiết kế với hệ thống ren lớn.
Màu xanh dùng để chỉ đường nước lạnh cấp cho bình và màu đỏ thường để chỉ đường nước nóng chảy ra cho người sử dụng, thường đặt ở bên trái bình nóng lạnh.
-
Rơ le nhiệt bị hỏng không thể tự ngắt bình khiến nhiệt liên tục cấp vào thanh nhiệt sẽ dẫn đến áp suất trong bình tăng lên.
Khi đó van sẽ tự động xả bớt áp lực ở trong bình để tránh hiện tượng nổ bình. Van xả một chiều còn có chức năng vận hành: chỉ cho nước đi vào bên trong bình chứ không cho đi ra ngoài theo chiều ngược lại.
-----------------------------------
Môi trường bình thường và trong lúc chưa cần sử dụng đến bình nóng lạnh thì nước ở trong bình sẽ có nhiệt độ bình thường và Rơle nhiệt sẽ ở trong trạng thái đóng mạch điện cho sợi đốt.
Khi chúng ta cần sử dụng đến bình nước nóng và bật aptomat khởi động lên, sợi đốt sẽ bắt đầu hoạt động và đèn LED sẽ có màu đỏ báo hiệu bình nước nóng đang hoạt động.
Tùy theo nhiệt độ mà bạn đã lựa chọn, Nhiệt độ nước trong bình sẽ tăng dần đến nhiệt độ đã cài đặt và rơ le nhiệt cũng sẽ tự động ngắt nhiệt.
Khi nhiệt độ nước trong bình giảm xuống so với nhiệt độ mà bạn đã cài đặt, rơ le nhiệt sẽ lại đóng mạch điện để sợi đốt tiếp tục đun nóng nước. Rơ le nhiệt cứ hoạt động liên tục như vậy để đảm bảo được nhiệt độ của nước luôn luôn được duy trì ổn định.
Tuy nhiên trong quá trình hoạt động thì thì nước cứng sẽ có một số các loại chất như là cặn bẩn, đá vôi, oxit sắt sẽ bị kết tủa lại và lắng đọng ở dưới đáy bình hoặc bám chặt vào các sợi đốt.
Nếu để lâu dài sợi đốt sẽ nhanh hỏng vậy nên nhà sản xuất thường lắp cùng với các thanh magie để phản ứng lại với các loại chất như thế và bảo vệ sợi đốt .
-------------------------------------
Đây là một số thông tin về những thiết bị hoạt động bên trong bình nóng lạnh.
Trong quá trình sử dụng nếu có bất kỳ một sự hỏng hóc nào, bạn liên hệ trực tiếp với Trung tâm bảo hành của Thế Giới Bếp Nhập Khẩu. Đội ngũ kỹ thuật viên của chúng tôi đều được đào tạo chuyên môn với các chuyên gia đến từ chính các thương hiệu như Bosch, Teka,...
Vậy nên chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào quy trình sửa chữa cũng như là kiến thức chuyên môn của bản thân mình mình chắc chắn sẽ làm hài lòng quý khách!
Tác giả bài viết: Nguyễn Minh Phương -
Người phát triển nội dung tại Thế Giới Bếp Nhập Khẩu
16-12-2021, 9:18 am
14-12-2021, 10:09 am
25-05-2023, 3:16 pm
10-02-2022, 11:53 am
28-01-2022, 9:44 am
27-01-2022, 9:20 am
27-01-2022, 9:16 am
26-01-2022, 4:54 pm
25-01-2022, 4:30 pm
20-01-2022, 10:04 am
20-01-2022, 9:26 am
06-01-2022, 10:09 am