• Đăng ký | Đăng nhập
  • Liên hệ
  • Tin tức
  • Gọi đặt hàng
    SHOWROOM HÀ NỘI
    HOTLINE 302 Khâm Thiên
    0943 980 890

    HOTLINE 41 Thanh Nhàn
    0944 52 52 82

    HOTLINE 106 Thái Thịnh, Q.Đống Đa:
    0943 969 695

    HOTLINE 373 Hoàng Quốc Việt - Quận Cầu Giấy:
    058 54 66666

    SHOWROOM ĐÀ NẴNG
    HOTLINE 475 Điện Biên Phủ, quận Thanh Khê:
    0961 963 463
    SHOWROOM SÀI GÒN - TPHCM
    HOTLINE 1411 đường 3/2, Quận 11:
    0946 674 673
    HOTLINE 348 Bạch Đằng, Quận Bình Thạnh:
    0974 32 91 91
    HOTLINE 591 Hoàng Văn Thụ, Q.Tân Bình:
    0928 97 97 97

    HOTLINE 127 Khánh Hội, Quận 4:
    0986 718 448

    HOTLINE 877 Huỳnh Tấn Phát, Quận 7:
    0977 166 702

Trang chủ Tin tức Tư vấn bình nóng lạnh
Tư vấn bình nóng lạnh

Chống giật bình bóng lạnh | Công tắc, rơ le, bộ chống giật

Ở miền Bắc, bình nóng lạnh là một thiết bị gia dụng thiết yếu không thể thiếu trong mỗi mùa đông lạnh giá. Trong quá trình sử dụng lâu dài, thiết bị không được bảo trì và vệ sinh dẫn đến một số lỗi mà người dùng ít ai để ý.

Để đảm bảo an toàn chống giật ở bình nóng lạnh bạn cũng phải chú ý đến một vài dấu hiệu như bị nhảy chống giật, điều này khá nguy hiểm cho người dùng. 

Nhảy chống giật là hiện tượng thường xảy ra ở nhiều gia đình. Việc phòng chống giật ở bình nóng lạnh là một yếu tố quan trọng, đảm bảo an toàn khi sử dụng thiết bị này.

Với những biện pháp đúng đắn, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ giật điện và bảo vệ bản thân cũng như gia đình khỏi nguy hiểm. 

Vậy nguyên nhân gây ra nhảy chống giật của bình nóng lạnh là gì? Cách để phòng tránh đảm bảo an toàn tại nhà và chống giật cho bình nóng lạnh? 

Hãy cùng Thế Giới Bếp Nhập Khẩu tìm hiểu các kiến thức cần thiết này để phòng tránh điện giật ở bình nóng lạnh nhé! 

------------------------------

Nguyên nhân gây ra nhảy chống giật của bình nóng lạnh

  • Mạch điện bị chập: Một trong những nguyên nhân khiến bình nóng lạnh bị nhảy dây ELCB là do mạch điện của bình nóng lạnh đang bị chập. Ngoài ra, trong thiết bị cũng bị ẩm, ông nước bị rò rỉ vào trong khiến thiết bị tự động nhảy, không liên quan gì đến các thiết bị khác bên ngoài.
  • Thanh đốt có trục trặc: Để biến động năng thành nhiệt năng và làm nóng nước ở trong bình chứa thì đây là bộ phận quan trọng nhất. Trong trường hợp thanh đốt bị rỉ sét, bề mặt bên ngoài bị nứt khiến cho dòng điện trực tiếp tiếp xúc với nước. Đây là hiện tượng bất thường nên ELCB sẽ tự động ngắt điện toàn bộ thiết bị.
  • Dây chống giật bị ẩm: Khi có nước chảy vào trong thiết bị chống giật thì dây chống giật sẽ bị ẩm, bộ phận ELCB sẽ nhảy để đảm bảo an toàn. Trước khi kiểm tra hay sửa chữa thiết bị, bạn nên ngắt toàn bộ nguồn điện.
  • ELCB bị hỏng: Nếu bạn đã kiểm tra hết tất cả các thiết bị của bình nóng lạnh mà vẫn không phát hiện ra được lỗi nào thì có thể là bộ phận ELCB đã bị hỏng, hoạt động không ổn định và tự động nhảy.

Ngoài ra có một số trường hợp là do bạn để bình nóng lạnh ở trong nhà vệ sinh Nên khi sử dụng nước, hơi nóng bốc lên ngấm vào trong bình nóng lạnh khiến chống giật tự nhảy.

Việc này bạn chỉ cần dùng tay ấn vào công tắc bình nóng lạnh là có thể hoạt động lại bình thường.

----------------------------------

Các cách chống giật cho bình nóng lạnh

-

Sử dụng cầu aptomat (cầu dao tự động)

Đây là biện pháp chống giật phổ biến được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Thiết bị này có nhiệm vụ rà soát và phát hiện tình trạng ngắn mạch hoặc quá tải và tiến hành ngắt mạch điện.

Bạn nên chọn mua cầu dao tự động dựa trên công suất của bình nóng lạnh. Đối với các dòng bình nóng lạnh mini, công suất thường là 1.500 W, bạn nên mua loại 10A trở lên.

-

Sử dụng cầu aptomat (cầu dao tự động)

-

Đối với dòng bình nóng lạnh trực tiếp có công suất là 2500w bạn có thể mua cầu dao khoảng 16A trở lên, tốt nhất là 20A. Còn đối với dòng bình nóng lạnh gián tiếp vì công suất khá cao là 3500W đến 4500W nên cầu dao 25A hoặc 35A là phù hợp nhất.

-

Hướng dẫn liên quan: Nên dùng máy nước nóng trực tiếp hay gián tiếp

-

Sử dụng cầu dao chống giật (ELCB)

Với các dòng bình nóng lạnh hiện nay trên thị trường, nhà sản xuất đều tích hợp vào trong hệ thống cầu dao chống giật. Nguyên lý hoạt động của cầu dao chống giật khá giống với cầu dao tự động, lắp ở vị trí dây nguồn của bình nóng lạnh.

Ưu điểm của nó là có khả năng phát hiện sự rò rỉ điện thông qua sự cân bằng giữa nguồn điện đi ra và đi vào trong mỗi một chu kì. Nếu thấy có hiện tượng rò rỉ bất thường sẽ tự động ngắt nguồn điện.

-

Lắp đặt hệ thống dây điện tiếp đất

Để triệt tiêu hoàn toàn điện áp rò rỉ, hệ thống dây tiếp đất chống giật là biện pháp an toàn và hữu hiệu nhất mà các chuyên gia kỹ thuật khuyến cáo nên dùng. Nếu trong trường hợp xảy ra các sự cố về điện, người dùng sẽ chỉ phải chịu tác động nhỏ còn phần lớn điện năng đã theo dây đi xuống đất.

Đối với các nhà cao tầng, có thể sử dụng đường ống bằng kim loại, cọc chống sét,... để giảm nguy cơ bị điện giật do rò rỉ điện từ bình nóng lạnh hoặc các thiết bị khác.

Tuy nhiên, đối với phương pháp này, điện trở của dây tiếp đất là một trong những vấn đề nan giải.

-------------------------------------

Bảo dưỡng hệ thống định kỳ là cách bảo đảm an toàn cho gia đình bạn cũng như là cách để giảm thiểu lượng điện năng tiêu thụ mỗi tháng.

Tuy bình nóng lạnh được kiểm nghiệm là một trong những thiết bị an toàn và hoạt động tương đối bền bỉ nhưng cũng chính vì thế hoạt động liên tục dưới nhiệt độ cao dẫn đến các linh kiện bị hỏng hóc nhanh chóng.

-

Lắp đặt hệ thống dây điện tiếp đất

-

Hiện tượng ăn mòn thanh nhiệt (dây may so bị đóng cặn) sẽ xuất hiện đầu tiên rồi tiếp đến là bình nóng lạnh. Bình nóng lạnh sẽ bị ảnh hưởng theo một cách tiêu cực: mất nhiều thời gian để đun nước hơn so với hồi trước, chất lượng nước giảm xuống, có nguy cơ rò rỉ điện trong lúc tắm,...

Vậy nên ăn, Thế Giới Bếp Nhập Khẩu khuyên bạn nên bảo dưỡng định kỳ 6 tháng một lần.

-

Trước khi tắm phải ngắt điện

-

Trước khi tắm phải ngắt điện: Mặc dù đã có rơ le nhiệt nhưng trong bất kỳ tình huống nào bạn cũng phải chú ý để bảo vệ mình khỏi các tình huống nguy hiểm.

Phương án tốt nhất là bạn đợi cho nước đủ nóng như bạn mong muốn rồi tắt Aptomat rồi mới bắt đầu đi tắm. Bởi rơ le nhiệt ở bên trong bình nóng lạnh chỉ có nhiệm vụ là điều chỉnh nhiệt độ của nước nên để an toàn nhất cho bản thân mình bạn vẫn nên thực hiện các biện pháp ở trên đầy đủ.

---------------------------------

Thông qua bài viết này chắc chắn bạn đã hiểu được các nguyên nhân gây ra nhảy chống giật cũng như là các cách chống giật cho bình nóng lạnh.

Nếu trong quá trình sử dụng có bất kỳ một hỏng hóc hoặc trục trặc nào, bạn có thể liên hệ với hotline của chúng tôi để đội ngũ nhân viên tư vấn hỗ trợ nhanh nhất!

 

Tác gi bài viếtNguyn Minh Phương -

Người phát trin ni dung ti Thế Gii Bếp Nhp Khu


Xem tin khác