• Đăng ký | Đăng nhập
  • Liên hệ
  • Tin tức
  • Gọi đặt hàng
    SHOWROOM HÀ NỘI
    HOTLINE 302 Khâm Thiên
    0943 980 890

    HOTLINE 41 Thanh Nhàn
    0944 52 52 82

    HOTLINE 106 Thái Thịnh, Q.Đống Đa:
    0943 969 695

    HOTLINE 373 Hoàng Quốc Việt - Quận Cầu Giấy:
    058 54 66666

    SHOWROOM ĐÀ NẴNG
    HOTLINE 475 Điện Biên Phủ, quận Thanh Khê:
    0961 963 463
    SHOWROOM SÀI GÒN - TPHCM
    HOTLINE 1411 đường 3/2, Quận 11:
    0946 674 673
    HOTLINE 348 Bạch Đằng, Quận Bình Thạnh:
    0974 32 91 91
    HOTLINE 591 Hoàng Văn Thụ, Q.Tân Bình:
    0928 97 97 97

    HOTLINE 127 Khánh Hội, Quận 4:
    0986 718 448

    HOTLINE 877 Huỳnh Tấn Phát, Quận 7:
    0977 166 702

Trang chủ Tin tức Tính năng, công nghệ bếp từ
Tính năng, công nghệ bếp từ

Mạch điện bếp từ là gì? 15 bộ phận chi tiết

Bếp từ cao cấp là thiết bị nhà bếp hữu dụng, được yêu thích và ngày càng được sử dụng phổ biến. Với thiết kế đẹp mắt, nhiều tính năng thông minh, an toàn khi sử dụng, độ bền cao, tiết kiệm điện năng và tăng nét đẹp cho không gian bếp thêm phần sang trọng, đẳng cấp.

Một trong những bộ phận quan trọng cấu thành lên bếp từ phải kể đến mạch điện bếp từ.

Bài viết dưới đây, Thế Giới Bếp Nhập Khẩu sẽ cung cấp thông tin và tài liệu đầy đủ về mạch điện bếp từ giúp bạn hiểu hơn về bộ phận này.

----------------------------------------------------------------------

1. Sơ đồ mạch điện bếp từ là gì?

Sơ đồ mạch điện bếp từ là một tài liệu mô tả chi tiết về cách thức hoạt động của mạch điện bếp từ. Nó bao gồm các biểu đồ và hình ảnh minh họa các thành phần và kết nối trong mạch, giúp người dùng hiểu rõ về cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của mạch điện bếp từ.

Trong các loại bếp như bếp từ, bếp điện,... sử dụng nguồn điện năng đều có sơ đồ mạch điện để thực hiện nguyên lý hoạt động tạo dòng điện và từ trường làm nóng đáy nồi ( bếp từ ) hoặc bề mặt bếp (bếp hồng ngoại) .

---

Sơ đồ mạch điện bếp từ là gì

---

Sơ đồ mạch điện bếp từ thông thường bao gồm các phần như mạch nguồn, mạch điều khiển và mạch công suất. Sơ đồ mạch điện bếp từ có vai trò quan trọng trong việc hiểu và sửa chữa các sự cố xảy ra.

Nhờ vào sơ đồ mạch, người thợ sẽ dễ dàng định vị sự cố và sửa chữa một cách hiệu quả hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng sơ đồ mạch điện bếp từ chỉ nên được sử dụng bởi những người có đủ kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực điện tử và sửa chữa.

------------------------------------------------------------------

2. Tổng quát về sơ đồ mạch điện bếp từ

Chúng tôi sẽ giúp bạn tổng hợp khái niệm về từng bộ phận cấu tạo nên sơ đồ mạch điện bếp từ, mong những thông tin chúng tôi đưa ra sẽ giúp các bạn có được cái nhìn chi tiết và tổng quát hơn về nguyên lý hoạt động của bếp từ.

Cùng theo dõi sơ đồ mạch điện bếp từ cơ bản gồm những bộ phận gì ở dưới đây nhé.

-------

2.1: Bộ phận: Power Source And Rectifier - Nguồn điện và mạch chỉnh lưu

Bộ phận Power Source And Rectifier là một bộ phận nhận nguồn điện từ bên ngoài vào trong bếp từ để có thể điều khiển bếp từ.

Trong bộ phận này chủ yếu gồm cầu chì bảo vệ, cầu đi ốt giúp chỉnh lưu và quá dòng của nguồn điện.

-------

2.2: Bộ phận SMPS - Nguồn chuyển mạch ngắt mở, nguồn xung

Bộ phận nguồn xung trong sơ đồ mạch điện giữ nhiệm vụ tạo ra các định mức điện áp DC để cung cấp điện áp DC cho các bộ phận khác thuộc mạch điện của bếp từ bao gồm :

  • Điện áp 5V DC : giúp cung cấp nguồn điện cho khối vi xử lý MCU.
  • Điện áp 12V: cung cấp nguồn điện cho quạt để làm mát hệ thống mạch bên trong.
  • Điện áp 15V - 18V: giúp cung cấp điện áp cho tầng khuếch đại xung.

-------

2.3: Bộ phận: IGBT - Sò công suất có chân là G-C-E

Bộ phận IGBT là sò công suất, có tác dụng chính là làm tiêu hao công suất chính của bếp. Bộ phận này có nhiệm vụ chính là đóng mở nhanh khi tần số cao và tạo ra dòng điện cao tần.

-----

Bộ phận: IGBT - Sò công suất có chân là G-C-E

-----

 

Dòng điện sẽ chạy qua cuộn dây dẫn của bếp từ, điều này sinh ra từ trường trong một phạm vi cụ thể khoảng vài milimet trên mặt kính bếp và giúp làm nóng đáy xoong nồi.

------- 

2.4: Bộ phận: Coil Panel - Cuộn dây Panel của bếp từ

Trong tất cả các loại bếp từ đều có cuộn dây Panel đi kèm. Chúng đóng vai trò phát ra từ trường và từ trường sẽ tạo ra dòng điện Foucault ở đáy xoong nồi, ngay lập tức đáy xoong nồi sẽ sinh ra nguồn nhiệt giúp làm nóng và nấu chín thức ăn.

-------

2.5: Bộ phận: IGBT Drive - Tầng khuếch đại thúc

Bộ phận này có nhiệm vụ chính là khuếch đại xung điện một cách tối ưu nhất, giúp đưa nguồn điện từ 15V đến 18V trước khi đến chân G của sò công suất bếp từ.

--------

2.6: Bộ phận: Temp - Các cảm biến nhiệt độ

Mọi loại bếp từ đều sẽ có bộ phận cảm biến nhiệt độ trong sơ đồ mạch điện, được chia thành 2 loại cảm biến khác nhau. Bộ phận cảm biến đầu tiên sẽ được gắn bên dưới cùng của vật dụng nấu để nắm được nhiệt độ của xoong, nồi, chảo trong quá trình nấu.

Đặc biệt, trong quá trình nấu ở nhiệt cao dẫn đến việc thức ăn bị cháy, nhiệt độ tăng nhanh thì bếp từ sẽ phát ra tín hiệu cảnh báo nguy hiểm.

----

Bộ phận: Temp - Các cảm biến nhiệt độ

----

Một số loại bếp cao cấp khi nhận được tín hiệu nhiệt độ nồi tăng cao thì CPU của bếp sẽ tự động ngắt điện, điều này giúp cho người dùng có thể an tâm sử dụng, an toàn cho mọi thành viên trong gia đình và đặc biệt tiết kiệm điện năng hơn.

Đây chính là điểm cộng lớn nhất của bếp từ so với những dòng bếp khác, giúp ghi điểm mạnh tuyệt đối với người tiêu dùng.

Còn lại là cảm biến thứ 2 được gắn ở con ốc bắt vào sò công suất IGBT để làm nhiệm vụ theo dõi nhiệt độ của con sò này.

Nếu quá trình đun nấu, sò công suất IGBT bị quá tải nhiệt thì CPU sẽ tự động ngắt dao động, phát tín hiệu cho sò công suất để đóng nguồn điện áp. Điều này giúp bảo vệ linh kiện bếp từ và kéo dài tuổi thọ của chúng trong mạch điện bếp từ.

------

2.7: Bộ phận MCU (Khối vi xử lý)

Bộ phận MCU vận hành theo nguyên lý đã được lập trình sẵn từ mặc định của nhà sản xuất. Khi nhận được tín hiệu mà người dùng thao tác trên bảng điều khiển của bếp từ, khối vi xử lý sẽ hoạt động theo lập trình sẵn có và phát ra xung điện giúp kích hoạt sò công suất hoạt động.

Thời gian và bán kính nhận tín hiệu có thể thay đổi bởi các xung điện từ bộ phận MCU phát ra bởi thiết lập sẵn có từ ban đầu. Ví dụ trong khi nấu ăn, chế độ nấu được tăng nhiệt độ lên thì xung điện phát ra sẽ có bán kính rộng hơn, thời gian mở của IGBT sẽ tăng lên.

-----

Bộ phận MCU

-----

 

Ngược lại khi giảm nhiệt thì độ xung điện phát ở kích thước nhỏ và thời gian mở IGBT cũng giảm.

MCU rất thông minh bởi chúng có tác dụng ngắt nhiệt khi trên bề mặt bếp không có thiết bị đun nấu như xoong, nồi, chảo,...

Ngoài ra, một số bếp từ nhập khẩu cao cấp, bộ MCU còn có chức năng kiểm soát nhiệt độ của mọi loại nồi và điều chỉnh năng lượng của sò công suất. Trong trường hợp nhiệt độ quá cao, MCU sẽ ra lệnh cho sò công suất tạm nghỉ, điều này nhằm bảo vệ, kéo dài tuổi thọ của các linh kiện trong mạch điện bếp từ và tiết kiệm điện năng hiệu quả.

-------

2.8: Bộ phận Keyboard - Các phím bấm

Các nút điều khiển trên bề mặt bếp từ chính là những thiết lập đã có sẵn khi sản xuất. Các phím điều khiển được thiết kế hệ thống cảm ứng, cực kì nhạy bén và được hoạt động theo sự điều khiển của CPU.

------- 

2.9: Bộ phận FAN - Quạt làm mát

Một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong bất cứ sơ đồ nguyên lý mạch điện bếp từ. Quạt tản nhiệt có nhiệm vụ làm mát sơ đồ mạch điện, các linh kiện và bộ phận bên trong.

Điều này giúp hạn chế nguy cơ cháy nổ khi nhiệt độ tăng cao và bảo vệ, kéo dài tuổi thọ của bếp từ.

--------

2.10: Bộ phận Synchronous Signal - Tín hiệu đồng bộ

Trong sơ đồ mạch điện bếp từ, bộ phận tín hiệu đồng bộ của bếp sẽ nhận tín hiệu và hoạt động dựa trên sự điều khiển của 2 đầu cuộn dây làm việc của bếp từ. Bộ phận này có chức năng hỗ trợ CPU phát hiện ra sự xuất hiện của các vật dụng xoong, nồi, chảo đang được đặt trên bếp.

--------

2.11: Bộ phận Buzzer - Chuông

Bếp từ thường sẽ có chuông là các tiếng kêu bíp bóp hoặc tít tít,... để phát tín hiệu, thông báo cho người dùng dễ dàng nhận biết khi bấm các nút điều khiển trên mặt bếp. Ngoài ra, chuông còn kêu khi có sự cố lỗi mạch của các mã lỗi bếp từ như E0, E1, E2,... đến E9.

----------

2.12: Display - Đèn hiển thị

Đèn hiển thị là hệ thống các đèn Led, bộ phận này có mặt trên mọi sơ đồ mạch điện của bếp từ. Đèn thường có ánh sáng đỏ hoặc xanh, màu này sẽ hiển thị cho người sử dụng biết được bếp đang được đun và nấu bằng chế độ nào.

--------- 

2.13: Bộ phận System Voltage - System Curren - Điện áp và dòng điện của bếp

Bộ phận này là những tín hiệu sẽ được phát ra để khối vi xử lý CPU sẽ nhận biết được tình trạng điện áp và dòng điện của bếp đang hoạt động như nào.

--------

2.14: Bộ phận OC (Over Curren) - Báo quá dòng

Khi bếp đang hoạt động với công suất cao, quá tải thì bộ phận OC sẽ phát tín hiệu báo quá dòng để cho khối vi xử lý CPU biết tình trạng đang bị quá dòng và xử lý bằng cách ngắt nhiệt để bếp từ có thời gian nghỉ máy, điều này giúp bếp từ không bị hỏng, bền bỉ hơn và tiết kiệm điện năng.

---------

2.15: Bộ phận OV (Over Voltage) - Báo quá áp

Bộ phận OV đóng vai trò vô cùng quan trọng có trong mạch điện bếp từ, bởi chúng luôn cập nhật tình trạng bị quá áp trên cuộn dây.

Khi phát hiện tình trạng quá áp trên cuộn dây, bộ phận sẽ báo tín hiệu cho khối tử vi xử lý CPU ngay lập tức để CPU cho bếp nghỉ và phòng tránh được trường hợp nguy hiểm khi điện áp tăng cao là hư hỏng, chập điện gây cháy nổ nguy hiểm.

----------------------------------------------------------------------

Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi về thông tin từng bộ phận sẽ giúp bạn hiểu hơn về cấu tạo của bếp từ, trong đó có bảng mạch điện bếp từ.

Hãy theo dõi website của chúng tôi để được tư vấn, cung cấp thêm nhiều thông tin và giải đáp những thắc mắc, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/7 mọi lúc mọi nơi.

 

Tác gi bài viếtNguyn Minh Phương -

Người phát trin ni dung tThế Gii Bếp Nhp Khu


Xem tin khác