• Đăng ký | Đăng nhập
  • Liên hệ
  • Tin tức
  • Gọi đặt hàng
    SHOWROOM HÀ NỘI
    HOTLINE 302 Khâm Thiên
    0943 980 890

    HOTLINE 41 Thanh Nhàn
    0944 52 52 82

    HOTLINE 106 Thái Thịnh, Q.Đống Đa:
    0943 969 695

    HOTLINE 373 Hoàng Quốc Việt - Quận Cầu Giấy:
    058 54 66666

    SHOWROOM ĐÀ NẴNG
    HOTLINE 475 Điện Biên Phủ, quận Thanh Khê:
    0961 963 463
    SHOWROOM SÀI GÒN - TPHCM
    HOTLINE 1411 đường 3/2, Quận 11:
    0946 674 673
    HOTLINE 348 Bạch Đằng, Quận Bình Thạnh:
    0974 32 91 91
    HOTLINE 591 Hoàng Văn Thụ, Q.Tân Bình:
    0928 97 97 97

    HOTLINE 127 Khánh Hội, Quận 4:
    0986 718 448

    HOTLINE 877 Huỳnh Tấn Phát, Quận 7:
    0977 166 702

Trang chủ Tin tức Tư vấn máy giặt, sấy quần áo
Tư vấn máy giặt, sấy quần áo

Motor máy giặt, cấu tạo và chức năng của nó

Motor máy giặt là linh kiện quan trọng không thể thiếu tạo ra chuyển động quay đảo chiều của máy giặt.

Motor máy giặt nó là động cơ xoay chiều với công suất tùy theo từng dòng máy khác nhau. Để tìm hiểu kỹ hơn về linh kiện này có cấu tạo như thế nào và có chức năng gì? hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

1. Cấu tạo của motor máy giặt, vị trí và vai trò của motor máy giặt

Cấu tạo motor máy giặt gồm có: Vỏ máy, mặt máy, lồng chịu lực, mâm giặt, bộ số, taplo chứa bộ điều khiển, bộ giảm xóc, động cơ quay lồng, mâm, motor kéo xả đối với máy giặt cửa trên hoặc motor bơm xả đối với máy giặt của trước, van cấp nước và bộ ly hợp.

 

Cấu tạo của motor máy giặt

 

Motor máy giặt nằm phía dưới và đằng sau máy, có nhiệm vụ tạo ra chuyển động xoay chiều làm quay lồng giặt đảo quần áo giúp cho quần áo cọ sát vào nhau và đánh bay vết bẩn.

2. Thông số, công suất motor máy giặt

Máy giặt thông thường có 3 loại động cơ chính đó là:

  • Động cơ không đồng bộ:
  • Động cơ cổ góp;
  • Động cơ không chổi than (hay động cơ biến tần)

Động cơ không đồng bộ và động cơ cổ góp có thể là động cơ 2 pha hoặc 3 pha, thiết kế của nó bao gồm vỏ nhôm bên trong là rôto, stato, máy đo tốc độ và hai chổi than. Các dòng máy giặt hiện nay hầu như không còn động cơ 2 pha nữa. Công suất của động cơ này là 180 - 360w số vòng quay không vượt quá 2800 vòng/phút. Những máy giặt có động cơ này thường có số vòng quay vào khoảng 400 - 600 vòng/phút, một số dòng máy thì có vòng quay lớn hơn là 800-1000 vòng/phút. Chúng có kích thước nhỏ hơn và có khả năng điều khiển tốc độ vô hạn thông qua thiết bị điện tử. Nhược điểm của dòng Motor này là dễ bị mài mòn do ma sát nên nhanh phải thay thế.

 

Thông số, công suất motor máy giặt

 

Động cơ không chổi than hay còn gọi là động cơ biến tần: sự khác biệt của động cơ này là hoạt động dựa trên công nghệ biến tần kết nối trực tiếp với lồng giặt không cần thông qua dây Cu roa. Nó có thiết kế nhỏ gọn hơn hai loại trên và có hiệu suất hoạt động tuyệt vời. Nó có khả năng quay lồng giặt lên đến 1600 - 2000 vòng/phút, hoạt động yên tĩnh bền bỉ tuổi thọ cao do không có sự ma sát bởi chổi than, hạn chế phải thay thế. Loại động cơ này được ứng dụng nhiều trong các dòng máy giặt cao cấp như Bosch, Teka, Malloca, Electrolux, Sam Sung, LG…

3. Sơ đồ và cách đấu dây motor máy giặt

Cách đấu dây cho motor máy giặt như sau: Tụ điện được đấu nối vào 2 chiếc giắc ở 2 bên, đấu một dây nguồn vào giắc cắm ở giữa, dây còn lại cũng được đấu vào 1 trong 2 chiếc giắc cắm trên để lựa chọn chiều quay.

Đối với động cơ này được đấu theo 2 cấp tốc độ:

Đấu tốc độ chậm: Đầu dây còn lại của tụ điện được nối với sợi trắng đấu vào dây nguồn, còn sợi còn lại chính là sợi cam giúp nối nguồn với tốc độ quay là 950 vòng/ phút/ 4.0A.

 

Sơ đồ và cách đấu dây motor máy giặt

 

Đấu tốc độ nhanh: Đầu dây tụ điện còn lại sẽ được nối với dây màu cam sau đó nối với nguồn, sợi dây trắng nối trực tiếp vào nguồn nữa là xong. Tốc độ quay của motor lúc này là 1450 vòng phút/ 4.7A là bạn đã đấu đúng.

Sau khi đấu xong cho máy khởi động chạy thử

Các hãng motor máy giặt trên thị trường

Mỗi hãng máy giặt sẽ sử dụng Motor riêng khác nhau, nhưng điểm chung cũng chỉ có 3 loại Motor chính là Mo tor không đồng bộ, cổ góp và không chổi than. Các ông lớn máy giặt ngày nay đều sử dụng động cơ biến tần không chổi than để nâng cao hiệu quả giặt, cho độ bền cao, vận hành êm ái.

Điển hình Hãng Bosch, Teka, Samsung, LG … thường là sử dụng động cơ truyền động trực tiếp, Công nghệ biến tần cho phép động cơ quay bằng cảm ứng từ tránh ma sát tạo ra bởi chổi than do vậy nó hạn chế tối đa sự rung lắc và tạo ra ít tiếng ồn nhất là trong công đoạn giặt và vắt của máy giặt

 

Motor máy giặt

 

Motor truyền động gián tiếp thường Hãng Electrolux sử dụng, motor truyền động gián tiếp qua dây curoa, Motor này sẽ làm nhiệm vụ chuyển động điện năng thành cơ năng làm quay lồng giặt qua dây curoa. thường dòng motor này sẽ không bền bởi sự mài mòn do ma sát của chổi than. Do truyền động quay qua day curoa nên tốc độ không đạt được mức tối đa. hơn nữa những dòng máy có động cơ này thường chạy tạo ra tiếng ồn to, và độ rung lắc lớn.

Trên đây là những chia sẻ của Thế giới bếp nhập khẩu về motor máy giặt, cấu tạo và chức năng của nó, đây sẽ là thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về máy giặt mình đang sử dụng, qua đó giúp cho việc sử dụng máy giặt một cách hiệu quả nhất. Cần thông tin tư vấn hay bất kể dịch vụ sửa chữa gì cho máy giặt, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số Hotline hoặc đến các trung tâm sửa chữa bảo hành máy giặt của chúng tôi nơi gần nhất để được tư vấn hỗ trợ một cách tốt nhất.


Xem tin khác